Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 1131727
Đang online: 44
BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM (BKLN), GIẢM ĂN MUỐI VÀ COVID-19
26/03/2021
5723
bệnh không lây nhiễm (BKLN), giảm ăn muối và Covid-19
✳Thực trạng BKLN trong cộng đồng tại Việt nam.
👉Tăng huyết áp 12,2 triệu ( ước tính cho người từ 18-69 tuổi: 18,9 %
👉Đái tháo đường : 2,5 triệu người (ước tính cho người từ 18-69 tuổi: 4,1 %
👉Rối loạn tâm thần: 13,5 triệu người
👉BPTNMT và HPQ : 4 triệu
tổng cộng trên 32 triệu (trên 33% dân số)
✳Mối liên hệ giữa BKLN và Covid-19
Tình hình Covid-19 tính đến 13/01/2021
👉Trên thế giới:
Tổng ca nhiễm: 92.005.382
Đang nhiễm 24. 217.344
Khỏi: 65.818038
Tử vong: 1.970.000
👉Tại việt nam
Tổng cộng:1520
Đang nhiễm: 121
Khỏi: 1361
Tử vong: 34
Những bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền đều có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn.
👉Tiểu đường: thống kê cho thấy 20% người nhập viện do Covid-19 mắc tiểu đường và 26% những người chết do Covid-19 cũng mắc tiểu đường
👉Tăng huyết áp và các bệnh tim mạch: tử vong do Covid-19 ở người có bệnh tim mạch là 10%, so với 1% ở người khỏe mạnh.
👉Bệnh thận: có nghiên cứu cho thấy bệnh thận mạn tính có khả năng phát sinh xác triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19 cao gấp 3 lần so với người khác.
👉Béo phì cũng làm tăng độ nghiêm trọng của Covid-19.
Covid- 19 cũng đã ảnh hưởng đến với những người đang bị BKLN nhưng chưa mắc Covid-19
👉Theo thống kê của WHO vào tháng 06/2020: Các dịch vụ y tế bị gián đoạn nhiều nhất bao gồm chẩn đoán và điều trị các BKLN (69%), điều trị các bệnh tâm thần (61%) và các bệnh ung thư (55%)
👉Không được chăm sóc chu đáo và sử dụng thuốc đầy đủ như trước.
✳Giảm ăn muối
Muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Nhưng ăn thừa muối là một nguyên nhân quan trọng của tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối trong một ngày (tương đương với một thìa cà phê) để phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe.
Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 của Cục Y tế dự phòng trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối trong một ngày, nghĩa là cao gần gấp đôi so với khuyến cáo.
Để giảm ăn muối
👉Cho bớt muối:
▪️Khi nấu ăn hãy giảm dần lượng muối và gia vị chứa nhiều muối cho đến khi giảm một nửa.
▪️Nếm thức ăn trước khi cho thêm mắm, muối.
▪️Tự nấu ăn tại nhà để dễ kiểm soát lượng muối sử dụng.
▪️Sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, chanh…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối.
👉Chấm nhẹ tay:
▪️Bỏ thói quen chấm ngập thức ăn vào nước chấm, gia vị…
▪️Pha loãng nước mắm để chấm khi ăn.
▪️Hạn chế để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
▪️Không nên chấm các món ăn mặn vào muối, gia vị, nước chấm.
▪️Hạn chế chấm trái cây với muối và gia vị.
▪️Không nên rưới nước mắm, nước kho/rim cá, thịt hay nước sốt vào cơm khi ăn.
▪️Không nên cố uống hết nước canh, nước phở, bún, miến; đặc biệt khi ăn ở hàng quán.
👉Giảm ngay đồ mặn:
▪️Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: mì tôm, xúc xích, giò chả,…
▪️Tăng cường ăn các thực phẩm tự nhiên.
▪️Đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi mua.
▪️Nên sử dụng muối và các gia vị mặn ít natri.
Mỗi người dân cần duy trì lối sống lành mạnh vì sức khỏe, thực hiện giảm muối trong bữa ăn hằng ngày, thường xuyên đo huyết áp để dự phòng, phát hiện sớm tăng huyết áp, phòng, chống hiệu quả bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác…


TS. BS Trần Phúc Hậu - Viện Paster Tp HCM.
Tập huấn Truyền thông về Bệnh không lây nhiễm, Giảm ăn muối và Covid-19 tại Long an sáng ngày do Viện Paster TP HCM  và CDC Long an phối hợp tổ chức sáng ngày 11/03/2021.

Tổ TT- GDSK

 
Các tin khác